NHÀ Ở XÃ HỘI LÀ GÌ? CÓ NÊN MUA NHÀ Ở XÃ HỘI KHÔNG?

Hiện nay, trên thị trường bất động sản, các căn chung cư cũng như nhà ở đang có mức giá ngày càng tăng cao khiến nhiều người dân đứng trước nguy cơ không có đủ nguồn tài chính để sở hữu một căn nhà cho riêng mình.

Nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội không?

Nhiều người cho rằng “nhà ở xã hội” là ngôi nhà được xây dựng cho những người vô gia cư hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó để giúp họ có chỗ che nắng, che mưa.

Tuy nhiên, từ năm 2013, suy nghĩ này đã không còn đúng nữa, nó đã được quy định rõ ràng trong Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ: Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và Nghị định số 188/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Từ đó, dự án nhà ở xã hội được triển khai và phát triển rộng rãi nhằm đưa ra giải pháp tối ưu cho những người dân này.

Mục lục bài viết [Ẩn]

  • » Vậy nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội không?
    • » Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội ở việt nam?
      • » Loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam?
        • » Nhà ở xã hội được sở hữu trong bao nhiêu năm
        • » Đặc điểm của nhà ở xã hội là gì?
        • » Nhà ở xã hội có được bán không
        • » Dự án nhà ở xã hội The Vesta (An cư nơi đất lành)

» Vậy nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội không?

Nhà ở xã hội là một loại mô hình nhà ở thuộc quyền sở hữu của các cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà ở được quản lý và sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận. Nhà ở xã hội được xây dựng nhằm cung cấp những ngôi nhà giá rẻ dành cho những người trong danh sách ưu tiên của nhà nước (thường là những công chức nhà nước).

Tuy nhiên, do có thu nhập thấp và chưa đủ điều kiện tài chính để sở hữu một căn nhà thương mại nên họ vẫn phải đi thuê hoặc gặp nhiều vấn đề về tài chính trong việc thuê nhà. Nhà ở xã hội được coi như một giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hỗ trợ họ có một căn nhà đẹp mà mức giá lại rẻ. Từ đó có thể an tâm gây dựng sự nghiệp và cống hiến hết mình cho công việc và đất nước.

» Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội ở việt nam?

  • Các đối tượng thuộc biên chế nhà nước.
  • Người có thu nhập thấp.
  • Có đóng bảo hiểm xã hội ít nhất một năm.

» Loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam?

  • Các căn hộ chung cư do nhà nước xây dựng, mục đích là làm nhà ở xã hội.
  • Các dự án mà các công ty tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội theo các chính sách đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất, dự án được cấp đất..v.v..
  • Các dự án nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% căn hộ cho quỹ nhà ở xã hội địa phương theo luật hiện hành.

Nhà ở xã hội tại Việt Nam được định nghĩa là nhà ở do nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng được quy định của luật nhà ở thuê hoặc thuê mua (người thuê nhà ở sau một thời gian quy định thì được mua và được công nhận sở hữu đối với nhà ở đó) theo quy chế do nhà nước quy định. Đây là chính sách có ý nghĩa xã hội lớn.

» Nhà ở xã hội được sở hữu trong bao nhiêu năm?

Hình thức sở hữu nhà ở xã hội cũng như sở hữu nhà ở riêng lẻ nhưng chỉ áp dụng với những đối tượng đặc biệt. Còn về thời gian sở hữu, hiện tại không có quy định về việc hạn chế thời hạn sở hữu khi chủ thể mua nhà ở xã hội như quý khách được thông tin.

  • Sổ hồng lâu dài : Đây là hình thức sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất có thời hạn lâu dài nhất tại việt nam, nếu mua được căn hộ có hình thức sở hữu là sổ hồng lâu dài thì khi căn hộ đưa vào sử dụng 50-60 năm, có dấu hiệu xuống cấp, không thể sử dụng được nữa thì đất tại dự án vẫn thuộc quyền sở hữu chung của dự án, có thể bán, hoặc ủy quyền một chủ đầu tư khác xây lại, hoặc di dời và nhận suất tái định cư theo chính sách của địa phương.
  • Sở hữu 50 năm : Chỉ có quyền sử dụng trong vòng 50 năm mà không có quyền sở hữu. Nên không có quyền lợi nào khác.
» ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ Ở XÃ HỘI LÀ GÌ?

Các khu nhà ở xã hội thường được xây dựng trên nhu cầu thuê, mua của các đối tượng đang sinh sống tại các địa bàn để xây dựng quy mô sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội từng địa phương.

Ở Việt Nam, những người có thẩm quyền tại ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt và công bố các kế hoạch xây dựng, quy trình quy hoạch, xây dựng và phát triển nhà ở xã hội.

Từ đó, ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần xác định cụ thể về loại hình, nhu cầu diện tích, không gian, cơ cấu căn hộ sao cho cân đối với các nguồn vốn đầu tư và cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để kêu gọi quỹ đầu tư phát triển và huy động vốn từ nhiều nguồn khác.

Về nguồn vốn phát triển: Quỹ xây dựng và phát triển nhà ở xã hội sẽ được dựa trên số tiền cho thuê, cho mua, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu trên toàn địa bàn và trích từ 30% – 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn (mức tiền cụ thể sẽ do Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh xem xét và quyết định), ngân sách sẽ phụ thuộc vào ngân sách địa phương hay huy động từ nguồn vốn từ các nguồn hợp pháp khác hoặc do các tổ chức khác tình nguyện góp vốn từ các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước.

Tại mỗi đô thị khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về số tầng. Theo quy định của Việt Nam, quy định này phải được thiết kế và đảm bảo thi công theo các tiêu chuẩn quy định của pháp luật về việc xây dựng nhà ở và xây dựng số tầng theo các quy định sau:

  • Đô thị đặc biệt là những căn nhà có từ 5 đến 6 tầng.
  • Đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 là những căn nhà không quá 6 tầng.
  • Diện tích mỗi căn nhà ở không quá 70m2 sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nước nhưng không được dưới 30m2 sàn.
  • Các căn nhà ở xã hội này phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định từng loại đô thị.

Dựa theo đó, những năm vừa qua đã triển khai rất nhiều các dự án xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội 2017 và các dự án nhà ở xã hội 2018 đang được triển khai một cách rộng rãi, đặc biệt là những khu nhà ở xã hội bộ công an tại các thành phố lớn.

» NHÀ Ở XÃ HỘI CÓ ĐƯỢC BÁN KHÔNG?

Vì cơ cấu nhà ở xã hội là phục vụ người có thu nhập thấp nên có các chính sách ràng buộc trong mua bán, tránh tình trạng bị đầu cơ, làm giá nên việc mua nhà ở xã hội để đầu tư là khá may rủi. Bạn có thể mất trắng nếu không biết quy định mua bán nhà ở xã hội. Cụ thể tham khảo:

  • Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định, mỗi đối tượng (khoản 1 Điều 50) chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội. Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua. Nếu còn nhu cầu thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.
  • Nhà ở xã hội không được bán lại trong thời hạn 5 năm tính từ ngày hoàn tất thanh toán. Thời hạn đủ 5 năm mà có nhu cầu bán thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nhưng phải nộp thuế sử dụng đất đối với cá nhân và với hộ gia đình, cá nhận thuộc diện được tái định cư thì phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội. Trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.
» DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI THE VESTA (AN CƯ NƠI ĐẤT LÀNH)

 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x